Theỹđộchếtênlửagìđểtăngnănglựcphòngkhôbanthang tvo tờ Kyiv Post, Ukraine đã tăng cường khả năng phòng không trong những tháng gần đây và bắn hạ được 5 máy bay cường kích Su-25 của Nga chỉ trong vòng 10 ngày.
Theo bài báo, các máy bay này bị bắn rơi tại các khu vực có chiến sự khốc liệt, vì Su-25 dựa vào rốc két tầm ngắn, không dẫn đường để tấn công mục tiêu.
Ông Oleksandr Shtupun, người phát ngôn của nhóm lực lượng phía nam Ukraine, nói máy bay Nga phải bay đến gần mục tiêu để tấn công, và “kết quả là lực lượng Ukraine đã bắn rơi 5 máy bay Nga trong 10 ngày qua”.
Không thể xác thực thông tin này, và phía Nga cũng chưa đưa ra bình luận. Tuy nhiên, nếu thông tin đó chính xác thì đây là mức độ tổn thất máy bay chiến đấu chưa từng thấy kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Quân đội Ukraine có truyền thống dựa vào các tên lửa phòng không vác vai như Grom của Ba Lan và Stinger của Mỹ để bảo vệ các vị trí tiền phương trước máy bay Su-25 Nga. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy kho tên lửa phòng không, đặc biệt là Stinger, đã giảm dần.
Bên cạnh đó, số lượng vũ khí phòng không tiền tuyến của Ukraine cũng bị suy giảm do bị các thiết bị bay không người lái của Nga tấn công.
Vì vậy, Ukraine đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ và các nước NATO khác để bổ sung kho vũ khí phòng không hạng nhẹ.
Mỹ gần đây khởi xướng chương trình FrankenSAM (tạm dịch: “phòng không chắp vá”) để hỗ trợ Ukraine. Kế hoạch này nhằm phát triển và sản xuất các hệ thống phòng không dựa trên các thành phần và nguyên vật liệu gom góp từ kho dự trữ của Ukraine, Mỹ và đồng minh. Các tên lực đã bị loại biên sẽ được hoán cải để sử dụng cho các hệ thống “chắp vá” này.
Theo nhiều nguồn tin, Lầu Năm Góc đang triển khai 3 dự án trong chương trình FrankenSAM. Dự án đầu tiên đã gần hoàn thành, theo đó Ukraine sẽ nhận các hệ thống phòng không tầm ngắn bắn loại tên lửa tầm ngắn AIM-9M Sidewinder. Trong hệ thống này, Mỹ và đồng minh sẽ cung cấp khung gầm, ống phóng, radar và những trang bị khác. Washington cũng đã công bố viện trợ tên lửa Sidewinder cho Ukraine hồi tháng 8.
Dự án thứ hai là hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không Buk của Ukraine, để có thể phóng được tên lửa phòng không AIM-7 Sparrow của Mỹ. Đây là tên lửa tầm trung xuất hiện từ năm 1956, có tầm bắn 20-25 km. Tổ hợp Buk cũng sẽ được hoán cải để bắn tên lửa RIM-7 Sea Sparrow
Dự án cuối cùng trong chương trình FrankenSAM là hiện đại hóa tổ hợp phòng không tầm trung HAWK. Ukraine đã được viện trợ một số hệ thống này.
Ngoài ra, Anh cũng cung cấp tên lửa không đối không AIM-132 ASRAAM tiên tiến mà Ukraine đã hoán cải để phóng từ xe tải.